“Ở Italia, khí đốt Nga chiếm 37% lượng nhập khẩu. Ở Đức tỉ lệ này ít hơn một chút, khoảng 28%. Các công ty Đức có thể tồn tại lâu hơn 1 tuần so với Italia nếu không có khí đốt của Nga” – ông Petr Pushkarev, nhà phân tích kỳ cựu tại TeleTrade nói với RT.
Vậy quy mô sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt Nga là gì? Liệu Mỹ có thể thay thế? Những câu hỏi này được tờ La Spampa đặt ra lần đầu tiên sau vụ nổ gây chết người tại một nhà máy khí đốt của Áo hôm 13.12, làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt ở Châu Âu.
Các nước khác ở Châu Âu thậm chí còn phụ thuộc vào khí đốt Nga hơn cả Italia và Đức, và chỉ có thể tồn tại thậm chí ít hơn mức 2 tuần của Italia – theo ông Pushkarev.
“Sự phụ thuộc của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức từ 41-45%. Không có khí đốt của Nga, họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhiên liệu trong khoảng 10 ngày” – ông Pushkarev nói.
Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Lithuania, Latvia, Estonia gần như phụ thuộc 100% vào khí đốt Nga.
Liên minh Châu Âu đã cố gắng hợp nhất các đường ống dẫn khí đốt từ Châu Âu, Châu Á và Châu Phi vào Mạng lưới xuyên Châu Âu (TEN) để đảm bảo an ninh khí đốt cho lục địa này – Ivan Karaykin, một nhà phân tích đầu tư tại Global FX cho biết.
Tập đoàn dầu khí của Nga Gazprom cũng đi theo chiến lược tương tự, mặc dù Gazprom là nhà cung cấp đường ống dẫn khí truyền thống sang Châu Âu, song cũng đang phát triển các cơ sở khí thiên nhiên hóa lỏng LNG.
Châu Âu bị chia rẽ về vấn đề này. Các đồng minh của Nga ở EU là Áo, Hungary, Đức, còn đối thủ là các nước Bắc Âu, Baltic và một số nước ở phía nam.
“Nếu Gazprom thực hiện tất cả các dự án đường ống của mình thì đường ống khí đốt từ Nga chắc chắn sẽ thay thế hệ thống năng lượng của Châu Âu. Sau đó, nó sẽ cạnh tranh với LNG từ Mỹ và Qatar, vì khí đốt Nga có giá tốt hơn” – ông Karyakin nói với RT.
Theo ông Pushkarev, phát triển nguồn cung LNG từ Qatar và Mỹ là điều quan trọng với Châu Âu, nhưng chỉ là lựa chọn thay thế trong trường hợp khẩn cấp như ở Áo, bởi LNG rất đắt, người tiêu dùng phải chi hơn từ 50-70% so với đường ống dẫn khí thông thường.
“Do đó, cơ hội để Mỹ hất Nga ra khỏi thị trường khí đốt Châu Âu là bằng 0. Đó là lý do vì sao Mỹ đang gây áp lực lên Châu Âu” – nhà phân tích Karyakin nhận định.